Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
84676

1. Đặc điểm tự nhiên

            1.1 Khái quát đặc điểm địa hình của xã:

            Hiền Chung thuộc vùng núi cao bị chia cắt bởi nhiều dãy núi và nhiều suối nhỏ, địa hình hiểm trở núi thấp dần từ Tây sang Đông.

            1.2 Các loại đất chủ yếu phân bố trên địa bàn của xã:

Nhóm đất phù sa ngòi suối là loại đất có độ phì trung bình, thích hợp với nhiều loại cây trồng khác nhau như lúa, ngô. Nhóm đất đỏ vàng (đất đỏ vàng do phiến sét và đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước), đang trồng cây dài ngày và canh tác lúa nước. Nhóm đất mùn đỏ vàng trên núi, hình thành ở độ dốc chủ yếu trên 200 thuộc các khu vực đầu nguồn.

            1.3 Hệ thống sông, suối lớn chảy qua địa bàn của xã;

             a) Xã có địa hình nhiều suối: Suối Khiết, suối Pheo.

             Suối Khiết là tên suối theo tiếng dân tộc Thái,

             Suối Pheo là tên suối theo tiếng dân tộc Thái, do 2 bên bờ suối mọc rất nhiều tre (pheo) nên gọi là suối Pheo.

             b) Nguồn gốc của sông, suối và chảy qua địa bản các bản nào..

             Suối Khiết bắt nguồn từ Lào chảy vào bản Ho xã Hiền Kiệt chảy qua 5 bản gồm: bản Lóp, bản Hai, bản Hán, bản Bó và bản Chại.

             Suối Pheo bắt nguồn từ bản Yên (được hợp thành từ 2 dòng suối nhỏ là suối Tâm và suối Yên) chảy qua bản Pheo và hợp với suối Khiết tại bản Bó.

1.4. Hệ thống đồi, núi đá, núi đất, độ cao của núi trong địa bàn của xã

a) Tên đồi, tên núi; độ cao của núi; thuộc địa bàn các bản nào......

- Núi Pù Hu, có độ cao 1200, thuộc địa bàn bản Yên. Pù Hu đặt theo tên gọi của của ông cha truyền lại là Pù Hú gắn với đỉnh cao của núi Pù Hu, khi đi rừng bị lạc nhau thì lên đỉnh núi hú nhau gọi là Pù Hú, giờ đổi tên thành Pù Hu

- Núi Pù Sung, có độ cao 600m, thuộc địa bàn bản Chại. Pù Sung đực gọi theo tiếng Thái có nghĩa một đồi núi cao (Sung: có nghĩa là cao)

- Núi Pù Khoai, có độ cao 800m, thuộc địa bàn bản Lóp. Pù Khoai được đặt tên theo tiếng Thái do ông cha truyền lại, ngày xửa ngày xưa trên núi này có rất nhiều trâu rừng (tiếng Thái có nghĩa là Khoai) sinh sống nên gọi là Pù Khoai ( núi nhiều trâu sinh sống).

- Núi Pù Hộc, có độ cao 450m, thuộc địa bàn bản Pheo. Pù Hộc được đặt theo tiếng Thái, do ngày xưa núi này mọc rất nhiều cây hộc nên người dân đặt tên là Pù Hộc.

1.5. Hệ thống hang, động  nằm trong phạm vi địa bàn của xã

Hang Mường thuộc địa bàn bản Lóp, tên gọi của hang theo tiếng dân tộc Thái. Truyền thuyết kể rằng ngày xưa có giặc ngoại xâm đến càn quét Mường Khiết, người dân chạy vào trốn trong hang, bị giặc phát hiện liền lấy đất, đá và ốc suối bịt cửa hang rồi hun khói cho dân cả mường chết trong hang từ đó người dân đặt tên là Hang Mường.

Động Thắm Héo thuộc địa bàn bản Lóp, tên gọi của hang theo tiếng dân tộc Thái, có nghĩa là động nghĩa địa. Truyền thuyết kể rằng ngày xưa dân bản có người chết và chôn ở gần động nên người dân đặt tên là Thắm Héo.

1.6. Hệ thống thung lũng trong phạm vi địa bàn của xã

Bông Bốn thuộc địa bàn bản Lóp, tên gọi theo tiếng dân tộc Thái, có nghĩa là khu vực thung lũng, đầm lầy có mó nước.

Bông Pá Đưa thuộc địa bàn bản Lóp, tên gọi theo tiếng dân tộc Thái, có nghĩa là khu vực này ngày xưa có nhiều cây sung ( có Đưa) mọc nên đã đặt tên theo.

1.7. Các loài động vật rừng chủ yếu trước đây và hiện nay trên địa bàn của xã

a)  Các loài động vật trước rừng chủ yếu trước đây như hổ, bò tót, vượn, khỉ, hoãng, hưu, nai, gà rừng, lợn rừng… phân bố khá đồng đều tại các bản.

 b) Các loại động vật rừng chủ yếu hiện nay như hoãng, hưu, nai, lợn rừng phân bố chủ yếu ở bản Yên, Pheo.

1.8. Các loài thực vật (gồm các loại gỗ, cây làm nguyên liệu công nghiệp, cây làm thuốc và các loại thảm thực vật khác...).trước đây và hiện nay

 a) Các loài thực vật trước đây: lim, sến, táu, vàng tâm…, luồng, vầu, giang (cây nguyên liệu công nghiệp chủ yếu) và các loại cây dược liệu quý phân bố chủ yếu ở bản Yên, Pheo, Lóp, có giá trị sử dụng, giá trị kinh tế cao. Hiện nay do khai thác quá mức nên một số loài đã cạn kiệt.

b) Các loài thực vật hiện nay cong một số loại gỗ tạp, luồng, vầu, giang là những cây làm nguyên liệu công nghiệp ngoài ra còn một số loại cây dược liệu phân bố chủ yếu ở bản Yên, Lóp, Pheo, giá trị sử dụng, giá trị kinh tế thấp.


2. Đặc điểm văn hóa

            2.1. Cưới hỏi:

             - Đầu tiên là Lom lém (hai gia đình gặp mặt): Gia đình nhà trai đến nhà gái xin ý kiến xem có đồng ý cho nhà trai đến ăn hỏi hay không, nếu đồng ý thì định ngày đến ăn hỏi.

            - Thám pợ (Lễ ăn hỏi): Gia đình nhà trai cùng ông, bà mối mang trầu cau, gà, rượu, vải, vòng tay bạc, tiền...đến nhà gái để ăn hỏi, ra mắt bố mẹ, họ hàng và con rể lạy tổ tiên (bãi tổ tiên, báo cho tổ tiên biết con gái trong nhà đã có chồng người) rồi cùng uống rượu cần, sau đó ăn cơm với gia đình nhà gái .

            - Hặp dám (đưa vợ về ra mắt họ hàng nhà chồng “Cưới lần 1”): Sau ăn hỏi hai gia đình thống nhất thời gian đưa con dâu về ra mắt bố mẹ, họ hàng nhà trai và (bãi tổ tiên, báo cho tổ tiên biết gia đình có thêm thành viên mới), rồi cùng uống rượu cần, sau đó ăn cơm uống rượu.

            - Ệt đong (tổ chức đám cưới “Cưới lần 2”): Gia đình nhà trai mang đồ sính lễ như: Lợn, gà, rượu, tiền thách cưới đến nhà gái rồi tổ chức làm lễ, sau đó con gái lạy chào bố mẹ, ông bà để về nhà chồng, sau đó gia đình nhà trai đưa dâu và của hồi môn về gia đình, rồi mo phi hười (cúng tổ tiên) và con dâu lạy tổ tiên để chính thức là thành viên của gia đình. Của hội môn của con cháu trước khi về nhà chồng: Sứa (đệm), pha (chăn), pơi chớ (màn mầu đen, có riềm hoa thổ cầm), pha nắng (đêm ngồi ), món (gối), đướng (gương), phúc (chiếu).

        Ngoài cưới hỏi theo truyền thống thì người Thái còn có tục “Lặc pợ” (Trộm vợ), khi đôi trai gái yêu nhau, muốn lấy nhau nhưng điều kiện không cho phép thì người con trai sẽ trộm cô gái về để tránh khỏi nhiều hủ tục rườm rà, tốn kém khi hỏi cưới. (chàng trai đến nhà cô gái trộm về trong đêm và đặt một chai rượu, trầu cau lại nhà cô gái để sáng ra bố mẹ biết là con gái đã bị trộm vợ, nhà trai sẽ đem lễ vật đến chịu thú và xin cưới ngay.     

            2.2. Các sinh hoạt văn hóa tâm linh

            Ma chay: quan niệm chết là tiếp tục “sống” ở thế giới bên kia vì vậy đám ma là lễ tiễn người chết về với “mường trời”. Đám tang thường có nhiều lần cúng viếng để linh hồn được lên với mường trời. Có hai hình thức mo người chết đó là Mo khấn phạ (cúng hồn lên đến trời), mo 3 ngày 3 đêm, đối với gia đình có điều kiện và Mo mưa héo (Cúng về nghĩa địa hồn ở dưới đất) Mo 1 ngày 1 đêm, đối với gia đình không có điều kiện và kết thúc bẵng lễ gọi ma trở về ngụ tại gian thờ cúng tổ tiên ở trong nhà.

             Ngoài ra còn có các sinh hoạt văn hóa tâm linh khác như:

Cúng ma nóc nhà: tiếng Thái gọi là phí lăng kha, thời gian cúng tháng 2, tháng 3 hàng năm, do 2 tháng này là thời điểm phát nương làm rẫy sợ xảy ra tai nạn và cho vật nuôi được khoẻ mạnh nên họ làm lễ cũng này.

Cúng tổ tiên: mỗi năm 3 lần, cúng cơm mới vụ chiêm xuân: con cháu thu hoạch thì đặt cơm và gà lên cúng tổ tiên để tổ tiên phù hộ cho con cháu làm ăn phát đạt, cúng cơm mới vụ mùa, cúng tổ tiên ngày tết: cuối năm gia đình đặt lên bàn thờ 1 con gà, xôi, rượu, hoa quả, chè uông, cá đặt lên bàn thờ cũng tổ tiên phù hộ con cháu năm mới khoẻ mạnh, làm ăn phát đạt.

Làm vía gồm: vía lung ta, vía khoăn lung, vía hom khoăn….

Ý nghĩa: Vía lung ta: (Tức là bên gia đình họ ngoại làm vía cho con cháu đi lấy chồng hoặc con cháu ốm đau).

Vía khoăn lung:(Tức là người trong gia đình ốm đau nên họ làm vía động viên người ốm. Họ thường giết lợn, gà để cúng tuỳ thuộc vào từng gia đình)

Vía hom khoăn: gia đình có người chết nên người ta làm vía cho họ hàng con cháu trong gia đình để khỏi vía người còn sống

 Mo người ốm: (tiếng Thái gọi là sín): dụng cụ gồm: gươm(đáp), 2 kèn nhạc cúng(pí một),Thực phẩm để mo: gà hoặc lợn,chó, vịt, rượu cần hoặc rượu chai, vải cuộn, vòng tay bạc, vòng cổ bạc, đĩa trầu, cau. Thầy mo lấy gươm doạ ma rồi gọi hồn người ốm về, kèn làm nhạc đệm theo người mo.

Đối với người chết họ quan niệm là sẽ tiếp tục sống ở thế giới bên kia nên đám ma của người Thái là tiễn người chết về với mường trời(mương phạ) vì vậy họ hay mời thầy mo đến để mo đưa người chết trong đám tang như: mo lên trời, mo nghĩa địa…

Mo nghĩa địa: mo để đưa linh hồn người chết vào nghĩa địa, thời gian 1 ngày,1 đêm.trong thời gian 3 ngày đưa cơm vào nghĩa địa cho người chết, sau 3 tháng làm 100 ngày. Người Thái có nhiều họ nên mỗi họ thường kiêng kỵ khác nhau  nhưng chủ yếu là kiêng ăn lươn, thịt chó, tiết canh, nghe nhạc,ếch nhái, không được tổ chức hát hò….

            2.3. Lễ hội: Không có các lễ hội lớn, quan niệm đa thần và giữ tục cúng tổ tiên. Do đời sống gắn liền với sản xuất nông nghiệp nên có tục lấy nước đêm Giao Thừa, lễ hội đón tiếng sấm năm mới và một số lễ hội cầu mùa khác, các lễ hội xăng khan, xến bản, xến mường, lễ hội hạn khuống, lễ hội mừng lúa mới là những lễ hội đặc trưng. Người Thái đón tết Nguyên Đán rất cầu kỳ và chu đáo, mọi sự chuẩn bị cho ngày tết được bắt đầu từ nửa tháng trước đó, sau đó là các giai đoạn 23 tháng chạp đón tết ông công ông táo như người Việt, 28 rửa lá rong, 28 gói bánh chưng, 29 nấu bánh chưng, 30 tết đón giao thừa cúng tổ tiên mừng năm mới và đi lấy nước lộc đầu năm. Sang mồng một tết thờ cúng tổ tiên, cúng thần đất, thần núi, thần nước, thần bếp xong xuôi tất cả thì chọn người xông đất như người Việt. Ngày Tết đến ngày thứ 7 thì làm lễ khai hạ, lúc đó mọi ng ười m ới đi ra đồng làm việc, khoảng thời gian này cũng có rất nhiều hoạt động vui chơi như ném còn, nhảy sạp, hội thi bắn nỏ, chơi quay và mạc lẹ, vũ hội rượu cần với các điệu xòe, điệu múa lăm vông quanh chum rượu cần.

            2.4. Ẩm thực: Người Thái nói chung và người Thái Hiền Chung nói riêng ưa cái hương vị đậm đà, giàu chất dinh dưỡng là món nướng. Món thịt trâu hoặc bò, cá, gà nướng được tẩm, ướp gia vị rất cầu kỳ. Gia vị để ướp là tiêu rừng hay còn gọi là “mắc khén”, ớt, tỏi, gừng, muối... Trước khi đem ướp với thịt, các gia vị cũng được nướng lên cho chín, hương thơm. Có những món ăn đặc trưng như Cơm lam, Kháu bén(bánh ú) Cénh bón (canh môn), Cénh khấu bứa, Cénh pịa (canh ruột non của một số loại động vặt ăn cỏ như trâu, bò, dê, nhím…) cánh khấu bứa, phặc phục phó,…và các loại chẻo khác nhác.

Khấu lam(Cơm lam): chế biến bằng cách lấy ống Cây vầu rồi lót lá chuối vào trong ống cây vầy,sau đó đổ gạo nếp, đổ nước vào ngâm 1 tiếng rồi hơ với lửa cho chín.

Khấu ben( Bánh ú): dùng lá chuối để quấn lại sau đó đổ gạo nếp vào lá chuối, đem ngâm khoảng 30 phút rồi đem luộc khoảng 1 giờ.

Phặc phục pho (Lá môn rừng đồ): lấy lá môn rừng rửa sạch, cùng với gạo nếp giã nhỏ và các gia vị như: mắc khẻn, muối, mì chính đem chộn rồi giã cho nát, sau đó chộn với cá suối. Rồi lấy lá đùm lại và đồ lên cho chín.

Céng Khấu bứa( Canh uôi): Gồm: thịt gà, cá, thịt trâu, thịt bò….sau đó ngâm gạo giã thành bột rồi. Nấu đến khi nào thì chín và nát  cho bột gạo vào khuấy đều thì nêm gia vị.

Céng Bon(Canh môn): Gồm: da trâu, da bò, thân và lá môn, gạo…Sau khi bỏ nước và da trâu hoặc da bò…. Vào đun sôi khi đã chín thì cho thân và lá môn vào cùng với bột gạo để tầm 1 tiếng thì nêm gia vị như: mắc khẻn, rau thơm, ớt…

Món “pỉnh tộp” cũng là cá nướng, nhưng thường dùng cá to như chép, trôi, trắm… mổ lưng để ráo nước, xoa một lớp muối rang, tẩm ớt tuwoi nướng, nghiền nát mắc khẻn rồi để cá ngấm gia vị, khi thịt đã cứng lại thì đặt lên than hồng, cá chín có vị thơm hấp dẫn, dung để uống rượu rất độc đáo.

             Xôi nếp là món ăn truyền thống, có phương pháp xôi cách thuỷ bằng chõ gỗ rất kỹ thuật. Xôi chín bằng hơi, mềm, dẻo nhưng không dính tay. Xôi được đựng vào ép khẩu hoặc giỏ cơm đậy kín, ủ ấm, giữ cho cơm dẻo lâu. Cơm lam (lấy gạo nếp bỏ vào ống nứa, vầu có lót một lớp lá chuối sau đó nấu trên than củi) là đặc sản được sử dụng vào dịp lễ, tết hay đãi khách. Mùa nào thức nấy luôn tự túc và dựa vào tự nhiên như món măng đắng, măng ngọt; rau cải ngồng, rau dớn... chấm với gia vị chéo, đậm đà vị cay của ớt, riềng, mặn của muối rang, hương thơm của rau. Thức ăn có các vị cay, đắng, chát, bùi ít dùng các món ngọt lợ, đậm nồng.. Uống rượu là nét văn hóa, là phong tục trong sinh hoạt hàng ngày cũng như trong các dịp cưới, ma chay, lễ hội…Rượu chủ yếu được nấu thủ công, với các loại men lá cây tự làm. Rượu có ba loại chính: Lảu xiêu (cất hay trắng), Lảu xả (Rượu cần), Lảu vang (rượu nếp cái).  Rượu là cái cớ để cởi mở niềm vui, sự hân hoan mang tính văn hóa lành mạnh, không bê tha. Rượu cần là thức men thú vị mỗi khi có đình đám. Sinh hoạt ẩm thực của người Thái có cung cách giờ giấc nhất định. " Kín lảu mi ngan, đa pan mi pựa", tức là ăn có bữa, rượu có giờ. Người Thái hút thuốc lào bằng ống điếu tre, nứa và châm lửa bằng mảnh đóm tre ngâm, khô nỏ.

            2.5. Kiến trúc nhà ở: Chủ yếu là ở nhà sàn, nhà có nhiều dáng vẻ khác nhau, nhà mái tròn nóc khum hình mai rùa, “chỏm đầu đốc” có “khau cút” với nhiều kiểu khác nhau. Nhà bốn mái mặt bằng sàn hình chữ nhật gần vuông, hiên có lan can, nhà sàn dài, cao, mỗi gian hồi làm tiền sảnh. Hai gian hồi để trống và có lan can bao quanh. Khung cửa ra vào và cửa sổ có nhiều hình thức trang trí khác nhau. Vách tường thường được đan bằng tre, nứa tạo thành các phên và ván gỗ làm tường nhà, nền sàn cũng được dùng từ cây luồng, tre. Mái nhà được lợp bằng lá tranh, lá cọ, nhưng ngày nay thường chuyển sang lợp ngói, tôn và nhiều nhiều hộ đã chuyển sang làm nhà xây. Bộ khung nhà có hai kiểu cơ bản là khứ kháng và khay điêng. khứ kháng được mở rộng bằng cách thêm hai cột nữa so với khay điêng. Cách bố trí trên mặt bằng sinh hoạt khá độc đáo: các gian đều có tên riêng. Trên mặt sàn được chia thành hai phần: một phần dành làm nơi ngủ của các thành viên trong gia đình, một nửa dành cho bếp và còn là nơi để tiếp khách.

            2.6. Trang phục: Một bộ trang phục truyền thống phụ nữ gồm: áo ngắn (xửa cỏm), áo dài (xửa chái và xửa luổng) được đính hàng khuy bạc hình bướm, nhện, ve sầu… chạy trên đường nẹp xẻ ngực, bó sát thân, ăn nhịp với váy (xỉn) màu thẩm hình ống, váy chàm, thắt lưng (xải cỏm) bằng dải lụa màu xanh lá hoặc tím xẫm, giữ cho cạp váy quấn chặt lấy eo bụng, kết hợp với khăn (piêu) cuốn đầu, đội nón (cúp), các loại hoa tai, vòng cổ, vòng tay và xà tích bạc đeo ở bên hông. Áo ngắn có thể may bằng nhiều loại vải với màu sắc khác nhau. Váy thì được dệt và thêu với nhiều họa tiết như long, phượng, mặt trời…. So với trang phục nữ, trang phục nam người Thái đơn giản và ít chứa đựng sắc thái tộc người và cũng biến đổi nhanh hơn. Trang phục nam giới gồm: áo, quần, thắt lưng và các loại khăn. Nam thường mặc quần cắt theo kiểu chân què, có cạp để thắt lung, màu quần áo phổ biến là màu đen, có thể là màu gạch non, hoa kẻ sọc hoặc trắng. Áo nam giới có hai loại, áo cánh ngắn và áo dài. Áo ngắn may bằng vải chàm, kiểu xẻ ngực, tay dài hoặc ngắn, cổ tròn. Khuy áo làm bằng đồng hay tết thành nút vải.

            2.7. Âm nhạc: Với nhiều loại hình nhạc cụ như: Khèn, Sáo, Cồng Chiêng và Khắc Luông. Múa (xẽ, xoè) với hai cấp độ là: Múa tập thể dân dã và múa biểu diễn hay múa phong cách. “Khặp” là lối ngâm thơ hoặc hát theo lời thơ, có thể đệm đàn và múa. Có nhiều làn điệu Khặp khác nhau như Khặp xư (ông mối trong đám cưới) (, Khặp chum hươn mơ (mừng nhà mới), Khặp chum pợ (mừng dâu)

            2.8. Các lối sống sinh hoạt hàng ngày: pế đớp (gùi), phặc giắng (    ), báng ớp(   ), báng háp (   ), dùng đống, sứng (sàng, nia), khoáng hé (quăng chài), sơ mong (thả lưới), són bính (xúc), xốc quàng (xúc), ché chum (cất vó), háng say (    ), háng són….